Danh mục sản phẩm

GIẢI PHÁP DÀNH CHO HỆ THỐNG MÁY CHẤM CÔNG KHI LÀM VIỆC QUA ĐÊM

Những ca làm việc qua đêm là các ca làm việc được bắt đầu từ hôm trước và làm qua 0 giờ ngày hôm sau. Đối với các đơn vị có những ca làm việc này, việc lựa chọn để có được hệ thống máy chấm công chính xác và đơn giản khi vận hành thì cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Vậy, chúng ta có các giải pháp nào cho bài toán này?

Bài toán thực tế:

Đơn vị có bộ phận sản xuất có 1 ca làm việc qua đêm từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau và có 1 ca bảo vệ trực qua đêm từ 10 đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Bài toán đưa ra cho hệ thống là phải tính toán chính xác được thời gian làm việc, thời gian làm ngày, thời gian làm đêm, thời gian đi muộn, thời gian về sớm, thời gian làm thêm… mà không phải phân ca làm việc bằng tay trên phần mềm (phần mềm chấm công tự động tìm ca).

Giải pháp:

Để giải quyết được bài toán ở bên trên ta cần phải xác định được chính xác thời gian vào chấm công và ra chấm công của công nhân viên. Đối với những ca làm việc trong ngày, ta có thể cấu hình phần mềm nhận theo kiểu xen kẽ, giờ đầu tiên là vào, tiếp theo là thời gian ra, tuy nhiên vì thời gian làm việc của nhân viên qua đêm (qua ngưỡng 23 giờ 59 phút 59 giây) thì việc xác định kiểu này sẽ chắc chắn gặp sai sót. Trở lại vấn đề chính, để có thể xác định được chính xác thời gian đến và thời gian về của nhân viên (check in / check out) thì có 2 giải pháp sau:

Sử dụng phím check in/check out để định nghĩa thời gian chấm công là vào hay ra.


Với giải pháp này, trước khi tiến hành chấm công vào làm việc (check vân tay, khuôn mặt hoặc thẻ từ cảm ứng) yêu cầu bắt buộc công nhân viên phải bấm nút check in trước khi chấm công và tương tự như thế khi chấm công ra về cũng yêu cầu bắt buộc công nhân viên phải bấm nút check out trước khi chấm công. Ý nghĩa của việc làm này sẽ giúp máy chấm công định nghĩa (biết được) lần chấm công này của công nhân viên là vào hay ra, khi đã biết được chính xác thời gian vào và thời gian ra làm việc cùng việc kết hợp với phần mềm có khả năng tìm ca làm việc tự động thì tỉ lệ chính xác là gần như tuyệt đối.

Sử dụng một máy để chuyên chấm công vào và một máy chuyên chấm công ra.


Giải pháp này sẽ sử dụng 2 máy, một máy sẽ để nhân viên chỉ để chấm công vào và một máy chỉ để chấm công ra. Công nhân viên sẽ được phân luồng khi chấm công, máy chấm công vào sẽ được lắp đặt ở luồng đi vào làm việc và máy chấm công ra sẽ được lắp đặt ở luồng ra, việc này sẽ hạn chế được tình trạng quên nhấn nút check in hoặc check out của công nhân viên. Với việc áp dụng giải pháp này sẽ giúp thời gian cho mỗi lần chấm công của công nhân viên được nhanh hơn (mất ít thời gian) do việc không phải bấm nút check in hoặc check out trên máy. Ý nghĩa của việc làm này không gì khác ngoài việc xác định chính xác từng lần chấm công của công nhân viên là vào hay ra, từ đó việc kết hợp với phần mềm chấm công có khả năng từ động tìm ca làm việc sẽ giúp cho việc tính toán công được chính xác và đơn giản.

Để áp dụng đơn giản hơn trong việc vận hành và sử dụng hệ thống chấm công, bạn nên lựa chọn những phần mềm có khả năng tự động tìm ca làm việc khi mà mô hình hoạt động của công ty bạn chia ra nhiều ca làm việc khác nhau. Quan bài viết này Fitech hy vọng có thể giúp cho bạn có thêm những hiểu biết về hệ thống máy chấm công Tây Ninh mà bạn đã đang và sẽ vận hành và áp dụng trong tương lai.

Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí từ Camera Tây Ninh 24H hãy gọi qua Hotline: 0933 245 117 gặp Mr.Giáp

Báo giá
đại lý