Danh mục sản phẩm

Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Hay còn gọi là Nghị định 10 lắp camera)

Quy định về lắp camera giám sát đối với xe container, đầu kéo theo nghị định 10/2020/NĐ-CP như thế nào? (Nghị định lắp camera hành trình)

 

Khoản 2, điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.

Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

 

Camera giám sát hợp chuẩn nghị định 10 (Hay camera đáp ứng nghị định 10/2020/NĐ-CP-Camera nghị định 10) và thông tư 12 cần đáp ứng yêu cầu gì?

Ngày 29/05/2020 Bộ giao thông vận tải ra thông tư 12/2020/TT-BGTVT đưa ra quy định cụ thể về yêu cầu đối với hệ thống camera giám sát lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải.

Điều 8, chương III thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định camera lắp trên xe phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:

a) Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật khi lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

b) Phải có chức năng ghi, lưu trữ dữ liệu video tại camera và an toàn dữ liệu khi bị mất nguồn điện, đảm bảo dữ liệu không bị mất, không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định; chức năng truyền dữ liệu hình ảnh về máy chủ để theo dõi, quản lý, lưu trữ theo quy định; chức năng thông báo trạng thái hoạt động của camera, thông báo trạng thái truyền dữ liệu về máy chủ. Trong trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, camera phải có khả năng lưu trữ và gửi lại đầy đủ dữ liệu về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;

c) Định dạng của video tại camera lắp trên xe theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);

d) Dữ liệu hình ảnh được trích xuất từ toàn bộ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ khi xe chạy (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải. Định dạng hình ảnh truyền về máy chủ theo chuẩn .JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel;

đ) Các dữ liệu được ghi và lưu giữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xoá hoặc không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.

Đơn vị nào cung cấp được camera hợp chuẩn nghị định 10/2020/NĐ-CP (Camera đáp ứng nghị định 10/2020)?

Hiện nay, trên thị trường, có khá nhiều sản phẩm có thể đáp ứng được các tính năng cũng như thông số kỹ thuật theo như yêu cầu tại Nghị định 10 và  thông tư 12/2020/TT-BGTVT. 

Tuy nhiên, về vấn đề đảm bảo khoản a:

"a) Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật khi lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá" thì rất ít đơn vị đáp ứng được.

Sản phẩm camera giám sát ô tô đáp ứng được yêu cầu của nghị định 10/2020/NĐ-CP và thông tư 12/2020/TT-BGTVT là sản phẩm đặc thù có thu phát vô tuyến điện, bắt buộc phải được công bố hợp quy (có giấy chứng nhận hợp quy của Bộ truyền thông thông tin) trước khi lưu thông.

Navicom Việt Nam tự hào là đơn vị đầu tiên cung cấp được hệ thống camera giám sát ô tô đáp ứng nghị định 10/2020, thông tư 12/2020 và đã được cấp chứng nhận hợp quy của Bộ Truyền thông Thông tin.

Để tránh mất tiền oan (lắp một hệ thống camera giám sát ô tô không đảm bảo điều kiện để truyền dữ liệu lên Tổng cục đường bộ), quý khách hàng hãy yêu cầu đơn vị cung cấp sản phẩm cung cấp giấy chứng nhận hợp quy đối với mã sản phẩm đó. Nếu nhà cung cấp không cung cấp được giấy chứng nhận hợp quy, nghĩa là sản phẩm đó không đủ điều kiện truyền thông tin lên Tổng cục đường bộ.